Xét nghiệm máu là danh mục khám sức khoẻ quan trọng. Kết quả xét nghiệm máu giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sứ khoẻ, hỗ trợ chẩn đoán và tầm soát bệnh tật. Đặc biệt, xét nghiệm máu còn được chỉ định để kiểm tra kháng thể, sàng lọc ung thư từ sớm hoặc đánh giá hiệu quả điều trị của bệnh nhân.
Nhịn ăn là yếu tố quyết định rất lớn đến mức độ chính xác của kết quả xét nghiệm máu. Do các vitamin, khoáng chất, chất béo, carbohydrate, protein,… có trong tất cả các thực phẩm và đồ uống có thể ảnh hưởng đến kết quả đo mức độ máu, làm mờ kết quả xét nghiệm.
Trong một số xét nghiệm máu cần nhịn ăn để cho kết quả chính xác.
1. Thời gian cần nhịn ăn phù hợp với các xét nghiệm
Để thu được kết luận chính xác nhất, bạn cần lưu ý thời gian nhịn ăn tương ứng từng loại xét nghiệm cụ thể sau đây:
– Xét nghiệm Glucose máu: Nhịn ăn ít nhất 6-8 tiếng
– Xét nghiệm sắt: Yêu cầu không ăn bất cứ thứ gì vào buổi sáng trước làm xét nghiệm. Trường hợp đang uống viên sắt hoặc thuốc bổ vitamin tổng hợp có chứa sắt, nên ngưng sử dụng trong 24 giờ trước khi xét nghiệm.
– Xét nghiệm mỡ máu: Nhịn đói trong 8 – 10 giờ trước xét nghiệm
– Xét nghiệm đánh giá chức năng thận: Nhịn ăn trong 8 – 10 giờ trước xét nghiệm
– Xét nghiệm khi làm test Helicobacter pylori C13 trong dạ dày:
Không ăn hay uống trước 2 giờ
Không dùng kháng sinh trước 4 tuần (kể cả các hợp chất Bismuth)
Không dùng thuốc tráng niêm mạc dạ dày có hoạt chất là Sucralfate ( Ví dụ: Sucrate, Carafate…) trước 2 tuần
Không dùng thuốc ức chế bơm H+ (Ví dụ: Losec, Somac, Nexium…) trước 01 tuần
– Không sử dụng chất kích thích trong 24h trước khi xét nghiệm: Bia, rượu hay đồ uống có cồn làm tăng men gan, ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu
– Không hút thuốc lá trong thời gian trước khi lấy máu.
– Tránh các hình thức vận động gắng sức trước khi lấy máu.
– Với các xét nghiệm soi phân tìm ký sinh trùng đường ruột : hạn chế ăn thức ăn rau cải, thực vật, nhiều lipid.
Thức ăn ngọt cần tránh trước khi lấy mẫu.
2. Những lưu ý trước khi tiến hành xét nghiệm máu.
Với các loại xét nghiệm máu cần nhịn ăn thì người bệnh cần nhịn như thế nào trong 8 đến 12 tiếng để không ảnh hưởng sức khỏe. Các bác sĩ thường tư vấn người bệnh nên làm xét nghiệm máu vào buổi sáng và nhịn ăn qua đêm. Vì vậy, bạn nên kết thúc ăn tối muộn nhất lúc 20 giờ tối. Trong thời gian này, bạn có thể uống nước lọc như bình thường. Đây là việc quan trọng bởi nước sẽ giúp giữ cho cơ thể đủ nước và nó không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu.
Bên cạnh đồ ăn, một số đồ uống, thói quen sinh hoạt cũng có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm bạn cần kiêng tuyệt đối bao gồm:
Rượu, bia;
Hút thuốc lá;
Cà phê;
Kẹo cao su;
Nước có ga;
Nước ngọt;
Tập thể dục trong thời gian nhịn ăn.
Ngoài ra, trong thời gian nhịn ăn trước khi xét nghiệm, bạn vẫn có thể sử dụng thuốc như bình thường, ngoại trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ. Đối với phụ nữ mang thai, việc nhịn ăn được đánh giá là an toàn. Tuy nhiên, bạn nên xin lời khuyên của bác sĩ để có cách nhịn ăn khoa học nhất.
Như vậy, lỡ ăn sáng có xét nghiệm máu được không sẽ phụ thuộc vào từng loại xét nghiệm máu bệnh nhân cần thực hiện. Kết quả xét nghiệm máu có thể bị sai hoặc bạn sẽ bị rời lịch làm xét nghiệm nếu bạn ăn sáng. Vì thế hãy tuân thủ tuyệt đối chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để việc khám bệnh diễn ra an toàn và không bị gián đoạn.
---
DHA HEALTHCARE - CHĂM SÓC NHƯ NGƯỜI THÂN
Địa chỉ: 221 - 221Bis Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM
Website: https://www.dhahealthcare.vn/
Tiktok: https://www.tiktok.com/@dha_healthcare
Hotline: 1900 1115 - 070 625 6789
#DHAHealthcare #ChamSocNhuNguoiThan
Bài viết có tham khảo từ các thông tin tổng hợp trên diễn đàn về y tế