Bệnh thiếu máu là tình trạng thường được vô tình phát hiện khi người bệnh kiểm tra sức khỏe hoặc xuất hiện các triệu chứng như:
- Biểu hiện xanh xao và dễ bị lạnh.
- Choáng váng hoặc chóng mặt, đặc biệt là khi hoạt động hoặc đứng lên đột ngột.
- Cảm giác thèm ăn bất thường.
- Khó tập trung hoặc mệt mỏi.
- Táo bón.
Bệnh thiếu máu xảy ra khi số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong cơ thể bạn quá thấp. Các tế bào hồng cầu mang oxy đến tất cả các mô của cơ thể, vì vậy số lượng tế bào hồng cầu thấp cho thấy lượng oxy trong máu của bạn thấp hơn mức bình thường.

Nguyên nhân chính gây thiếu máu
Nguyên nhân thiếu máu rất đa dạng, sau khi bác sĩ thực hiện khám lâm sàng và xét nghiệm để điều trị thích hợp, nguyên nhân thiếu máu có thể chia thành 3 nhóm:
- Mất máu
- Giảm tạo máu
- Hủy hồng cầu (tán huyết)
Các tình trạng trên có thể là thứ phát do các bệnh lý khác như suy thận, suy tuyến giáp, bệnh tự miễn, nghiện rượu, nhiễm trùng mạn tính, suy dinh dưỡng hay do thuốc,…
Các yếu tố nguy cơ:
- Rối loạn đường ruột: Điều này ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột non của bạn - chẳng hạn như bệnh Crohn và bệnh Celiac - khiến bạn có nguy cơ bị thiếu máu.
- Hành kinh: Phụ nữ chưa mãn kinh có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt cao hơn nam giới và phụ nữ sau mãn kinh vì kinh nguyệt làm mất đi lượng hồng cầu nhất định.
- Mang thai: Nếu bạn đang mang thai và không dùng vitamin tổng hợp có axit folic và sắt, bạn sẽ có nguy cơ bị thiếu máu cao hơn.
- Bệnh mãn tính: Mắc bệnh ung thư, suy thận, tiểu đường hoặc bệnh mãn tính khác, bạn có thể có nguy cơ bị thiếu máu vì những tình trạng này có thể dẫn đến sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu.
- Tiền sử gia đình: Nếu gia đình bạn có tiền sử bị thiếu máu di truyền, bạn cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Mắc một số bệnh nhiễm trùng, bệnh máu và rối loạn tự miễn dịch làm tăng nguy cơ thiếu máu.
- Tuổi tác: Những người trên 65 tuổi có nhiều nguy cơ bị thiếu máu.

Nhiều loại thiếu máu không thể ngăn ngừa, nhưng bạn có thể tránh thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu do thiếu vitamin bằng cách xây dựng một chế độ ăn uống bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất.
Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào của bệnh thiếu máu, đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Bác sĩ có thể sẽ giúp bạn bắt đầu một chế độ ăn kiêng hoặc chế độ bổ sung để tăng tạo máu.
Phòng khám DHA Healthcare cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, tầm soát sức khỏe chuyên nghiệp, chu đáo, chuẩn xác. Mang đến cho bạn sự hài lòng, yên tâm, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Liên hệ ngay với chúng tôi tại hotline 1900 1115 - 091 555 8810 để được tư vấn và đặt trước lịch khám nhé!
---
DHA HEALTHCARE - CHĂM SÓC NHƯ NGƯỜI THÂN
Địa chỉ: 221 - 221Bis Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM
Website: https://www.dhahealthcare.vn/
Tiktok: https://www.tiktok.com/@dha_healthcare
Hotline: 1900 1115 - 091 555 8810
#DHAHealthcare #ChamSocNhuNguoiThan
Bài viết có tham khảo từ các thông tin tổng hợp trên diễn đàn về y tế